LÀM SAO ĐỂ CẢ CỘNG ĐỒNG THEO DÕI VÀ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ?

Bất kể công nghệ vươn xa đến đâu thì một trạm quan trắc tiêu chuẩn – thường rất ít và cách xa nhau cũng không thể đại diện cho chất lượng không khí của cả một khu vực. Vì vậy, trong lĩnh vực chất lượng không khí, chúng sẽ luôn cần có cộng đồng để tạo nên một mạng lưới đủ lớn để tạo nên nguồn dữ liệu chi tiết và chính xác nhất.

Dữ liệu khoa học công dân là gì?

Dữ liệu khoa học công dân (dữ liệu thường xuyên, được thu thập từ những thiết bị cảm biến đóng góp bởi các tổ chức/cá nhân) với độ phủ dày đặc vô cùng có giá trị trong việc cung cấp dữ liệu không khí và dự đoán về chất lượng không khí tại một khu vực. Mạng lưới càng dày đặc càng đem lại kết quả tốt và nguồn dữ liệu đáng tin cậy, tạo nên bức tranh toàn cảnh về ô nhiễm không khí, đóng vai trò làm nguồn thông tin tham khảo cho các vấn đề về sức khỏe cộng đồng.

Xu hướng tương lai!

Xu hướng sử dụng mạng lưới thiết bị cảm biến với giá thành hợp lý, giám sát không khí theo thời gian thực, được kết nối internet trên một quy mô lớn đã có mặt tại các nước phát triển từ vài năm nay.

Tiêu biểu như dự án mang tên Clean Air Carolina đã làm việc với các nhà lãnh đạo khu phố Charlotte (Bắc Carolina) để lập bản đồ chất lượng không khí và xác định các khu vực cần quan tâm bằng cách sử dụng cảm biến AirBeam từ Habitatmap (một tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe môi trường). Với sự giúp đỡ của các trang web HabitatMap và AirCasting, mạng lưới này đã nâng cao nhận thức của người dân địa phương về vấn đề môi trường và chất lượng không khí. Dữ liệu được thu thập từ các cảm biến được lắp đặt tại các nhà dân, trường học, công sở. Tất cả đều được lưu trữ ở cùng một nguồn dữ liệu và đặc biệt là miễn phí cho cộng đồng.

Mạng lưới PAM Air – Dữ liệu chất lượng không khí chính xác và chi tiết nhất tại Việt Nam

Cũng đang được phát triển theo mô hình dữ liệu khoa học công dân với hệ thống điểm đo được đóng góp bởi nhiều cá nhân và tổ chức. PAM Air cung cấp hệ thống đầu tiên và duy nhất theo dõi và cảnh báo chất lượng không khí theo thời gian thực trên toàn bộ Việt Nam với ~400 điểm đo, đo 24/24 trên 63 tỉnh thành. Dữ liệu từ mạng lưới PAM Air đang tạo ra một bức tranh toàn cảnh về chất lượng không khí các vùng miền, khu vực và tỉnh thành, từ đó không chỉ là nguồn thông tin tham khảo giá trị cho người dân mà còn cho các kênh truyền thông lớn và các cơ quan quản lý nhà nước.

Bất kể công nghệ vươn xa đến đâu thì một trạm quan trắc tiêu chuẩn – thường rất ít và cách xa nhau cũng không thể đại diện cho chất lượng không khí của cả một khu vực. Vì vậy, trong lĩnh vực chất lượng không khí, chúng sẽ luôn cần có cộng đồng để tạo nên một mạng lưới đủ lớn để tạo nên nguồn dữ liệu chi tiết và chính xác nhất.


Xem thêm:

Live and learn

PAM Air & VTV

Call Now Button