Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố những thông tin mới nhất về Hướng dẫn chất lượng không khí toàn cầu – Global Air Quality Guidelines (AQGs) 2021. Đây là bản cập nhật đầu tiên cho AQGs kể từ lần đầu được công bố năm 2005.
***
Trong hơn 15 năm qua, chất lượng và số lượng của các bằng chứng về tác động của ô nhiễm không khí đến các mặt khác nhau của sức khỏe đã gia tăng đáng kể. Với lý do đó, hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về chất lượng không khí 2021 đưa ra khuyến nghị về các ngưỡng CLKK đối với sáu chất ô nhiễm không khí chính PM₂.₅, PM₁₀, NO₂, O₃, SO₂ và CO. Trong đó, một số chỉ số sẽ có giá trị thấp hơn so với bản hướng dẫn năm 2005.

So với các tài liệu hướng dẫn trước của WHO, bản AQGs mới:

👉 Sử dụng các phương pháp mới để tổng hợp bằng chứng và xây dựng hướng dẫn;
👉 Củng cố các bằng chứng về tác động sức khỏe;
👉 Cung cấp bằng chứng chắc chắn hơn về tác động sức khỏe ở các mức nồng độ thấp hơn;
👉 Đưa ra các mức AQGs bổ sung, chẳng hạn như mùa cao điểm của O₃, nồng độ NO₂ và CO 24 giờ, cũng như một số ngưỡng khuyến nghị mới;
👉 Đưa ra các thực hành tốt trong việc kiểm soát một số loại bụi (carbon đen / carbon nguyên tố, các hạt siêu mịn và các hạt có nguồn gốc từ cát và bão bụi).

      

Xem thông tin chi tiết về tài liệu do Live & Learn tổng hợp, tóm tắt và biên dịch tại file đính kèm
—–
Thông tin được tổng hợp và biên dịch trong nỗ lực của Dự án Chung tay vì không khí sạch, được thực hiện bởi Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Dự án hướng tới nâng cao nhận thức và thúc đẩy giải pháp về cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe trẻ em và cộng đồng tại Hà Nội và các thành phố khác.
—–
PAM Air – Chất lượng không khí tại Việt Nam
🍀 Xem thêm các thông tin không khí tại: https://maps.pamair.org/
👉 Hoặc download app PAM Air tại: https://bit.ly/3ATiPvr
Call Now Button